Đăng bởi Nguyễn Thị Thuỳ Trang | 09:29 | 29/11/2022
- Trong bối cảnh đất nước chủ động hội nhập quốc tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tác động mạnh mẽ đến toàn cầu, buộc các doanh nghiệp phải đối mặt với những thách thức lớn, đòi hỏi những sự thay đổi để phù hợp trước sự tiến bộ của công nghệ, khoa học kỹ thuật.
- Chuyển đổi số hiện nay đã trở thành xu hướng phát triển tất yếu, tạo ra nhiều cơ hội nhưng cũng đặt ra không ít khó khăn, thách thức cho doanh nghiệp. Chuyển đổi số không chỉ giúp doanh nghiệp gia tăng năng suất, giảm chi phí mà còn mở ra không gian phát triển mới, tạo ra các giá trị mới ngoài các giá trị truyền thống vốn có.
- Việc xây dựng các chính sách chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, ... trong thời đại mới cũng là một trong những nội dung được Tổng công ty Điện lực miền Nam hoạch định, xây dựng nhằm thực hiện kế hoạch số hóa trên mọi lĩnh vực, với mục tiêu tích hợp công nghệ số và mô hình quản trị phù hợp quá trình ứng dụng công nghệ kỹ thuật số vào sản xuất - kinh doanh tại các đơn vị trược thuộc.
- Trong năm 2022, thực hiện theo định hướng chung về chuyển đổi số của Tổng công ty Điện lực miền Nam, cán bộ công nhân viên Công ty Điện lực Tây Ninh đã cố gắng nỗ lực hết mình trong công cuộc chuyển đổi số trong lĩnh vực kỹ thuật. Điển hình cho công tác chuyển đổi số trong lĩnh vực kỹ thuật tại Công ty Điện lực Tây Ninh có thể kể đến là:
+ Số hóa toàn bộ khối lượng quản lý kỹ thuật đường dây, trạm biến áp, thiết bị đóng cắt recloser, LBS, DS, LTD, tụ bù trung hạ áp và các vật tư thiết bị lưới điện khác, giúp các cấp quản lý dễ dàng kiểm tra, theo dõi khối lượng quản lý tại đơn vị thông qua “Hệ thống quản lý nguồn và lưới điện (PMIS)”.
+ Công tác kiểm tra lưới điện được thực hiện bằng máy tính bảng thông qua “Phần mềm kiểm tra lưới điện trên máy tính bảng”, đồng thời sẽ được tích hợp về hệ thống PMIS. Các tồn tại sau kiểm tra sẽ được tổng hợp tự động trên chương trình PMIS, giảm thời gian tổng hợp thủ công, quản lý kết quả xử lý, khắc phục các tồn tại và hạn chế được các sai sót trong công tác quản lý vận hành lưới điện.
+ Quản lý vận hành, giám sát tình hình cung cấp điện 24/7, giám sát độ tin cậy cung cấp điện trên địa bàn toàn tỉnh thông qua “Hệ thống quản lý thông tin mất điện (OMS)”.
+ Quản lý chi tiết vị trí sử dụng điện của khách hàng thông qua “Phần mềm nhánh rẽ khách hàng”, từ đó có thể áp dụng linh hoạt trong việc tính toán khoảng cách, thời gian và đường đi tới vị trí sử dụng điện của khách hàng để tiến hành sửa chữa điện khi khách hàng báo mất điện.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực kỹ thuật đã đem lại rất nhiều lợi ích cho Công ty Điện lực Tây Ninh, giúp cán bộ quản lý và nhân viên dễ dàng theo dõi, quản lý khối lượng đường dây, trạm biến áp trên toàn đơn vị; quản lý vận hành lưới điện được thuận lợi hơn; công tác sửa chữa điện khách hàng cũng được thực hiện nhanh chóng, giảm thời gian mất điện của khách hàng, góp phần nâng cao độ hài lòng của khách hàng sử dụng điện. Qua đó, đã từng bước nâng cao năng suất lao động, năng lực công tác và quản lý của toàn thể cán bộ công nhân viên trong Công ty Điện lực Tây Ninh, góp phần giúp Công ty Điện lực Tây Ninh hoàn thành tốt nhiệm vụ sản xuất kinh doanh tại đơn vị trong thời đại mới./.
Đã đánh giá xong. Cảm ơn bạn đã đánh giá cho bài viết
Đóng